Immanuel Kant Rechtsstaat

Giới văn nhân Đức thường xếp học thuyết của triết gia người Đức Immanuel Kant (1724–1804) vào phần mở đầu những tài liệu của họ viết về phong trào này nhằm hướng tới Rechtsstaat.[6] Kant không dùng đến từ Rechtsstaat, mà lại đối chiếu nhằm làm nổi bật với nhà nước hiện hành (Staat) với dạng nhà nước hợp hiến, mang tính lý tưởng (Republik).[7] Cách thức tiếp cận của ông dựa trên chủ thuyết tối cao trong bản hiến pháp thành văn của một quốc gia. Quyền tối thượng này phải tạo ra sự đảm bảo cho việc thực thi ý tưởng trung tâm của tác giả: đời sống hòa bình vĩnh cửu làm điều kiện cơ bản cho hạnh phúc và sự thịnh vượng của nhân dân. Kant từng đề xuất rằng bản hiến pháp hợp đạo đức ngõ hầu giúp bảo đảm cho hạnh phúc từ sự đồng thuận của người dân và do vậy nên được đặt dưới quyền một chính phủ có đức hạnh.[8]

Sự diễn tả thuật ngữ Rechtsstaat trên thực tế có vẻ như từng được Carl Theodor Welcker đề ra vào năm 1813,[9][10] thế nhưng khái niệm này được phổ biến ra công chúng vốn xuất hiện trong cuốn sách của Robert von Mohl có nhan đề Die deutsche Polizeiwissenschaft nach den Grundsätzen des Rechtsstaates ("Khoa học Chính sách Đức dựa theo những Nguyên lý của Nhà nước lập hiến"; 1832–33). Thông qua tác phẩm này, Von Mohl đã bày tỏ sự tương phản của dạng chính quyền này thông qua chính sách với chính phủ, theo đúng tinh thần mang đậm màu sắc chủ nghĩa Kant, dựa trên các quy tắc chung.[11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Rechtsstaat http://wikis.fu-berlin.de/display/SBprojectrol/Ger... http://wikis.fu-berlin.de/display/SBprojectrol/Hom... http://scholarship.law.georgetown.edu/cgi/viewcont... http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?... //doi.org/10.7202%2F043305ar https://ssrn.com/abstract=1056401 https://d-nb.info/gnd/4129195-5 https://www.faz.net/s/RubCF3AEB154CE64960822FA5429... https://archive.org/details/dieletztengrnde00welcg... https://archive.org/details/in.ernet.dli.2015.5534...